Trong quá trình sinh sống và làm việc, có những khi chúng ta được yêu cầu phải thực hiện chứng thực các loại hồ sơ, giấy tờ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được bản chất của việc chứng thực, cũng như nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa chứng thực và công chứng. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể chứng thực là gì; đồng thời phân biệt giữa chứng thực và công chứng

>>>Có thể quý vị quan tâm: văn phòng công chứng uy tín tại Hà Nội

Chứng thực là gì? 

Dưới góc độ pháp lý, chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, hợp pháp của các loại giấy tờ, văn bản, chữ ký của các cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính.

Hiện nay, chưa có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng về khái niệm chứng thực mà chỉ có khái niệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng. 

Căn cứ Điều 2 nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch quy định cụ thể như sau: 

  • “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
  • “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
  • “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Phân biệt công chứng và chứng thực

Phân biệt chứng thực và công chứng

Tiêu chí Công chứng Chứng thực
Khái niệmLà việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Đặc điểm– Công chứng là hành vi của Công chứng viên.
– Là việc chứng nhận các hợp đồng, lập hợp đồng giao dịch (đây là nội dung giúp phân biệt công chứng với các hoạt động hành chính khác).
– Có giá trị chứng cứ, giá trị thực hiện (vì nó được công chứng viên xác nhận, có tính hợp pháp).
– Được nhà nước thực hiện quản lý.
– Phạm vi công chứng là những giao dịch, những hợp đồng bắt buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật cũng như các giao dịch khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức mà không trái với quy định của pháp luật.
– Đảm bảo tính hợp pháp của nội dung hợp đồng, giao dịch.
– Chứng thực là hành vi của Công chứng viên hoặc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Là hoạt động thường xuyên gắn liền với đời sống của con người.
– Chứng thực, xác nhận giấy tờ, sự việc là có thật, đúng với thực tế.
– Xác thực tính chính xác, tính có thật của tất cả các văn bản, sự kiện pháp lý.
– Người thực hiện chứng thực không chịu trách nhiệm về nội dung.
Thẩm quyền– Tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.
– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
– Phòng Tư pháp cấp huyện.
– Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
– Công chứng viên.
Giá trị pháp lý–  Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

–  Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Mặc dù công chứng và chứng thực là hai hoạt động khác nhau nhưng đều phải thực hiện theo nguyên tắc: 

  • Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
  • Khách quan, trung thực 
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng, chứng thực.
  • Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
Xem thêm:  Dịch vụ làm sổ đỏ - sang tên sổ đỏ quận Tây Hồ

Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp quý vị trả lời câu hỏi “Chứng thực là gì” cũng như cách phân biệt chứng thực và công chứng. 

>>>Xem thêm: dịch vụ làm sổ đỏ

Quý khách có nhu cầu công chứng, chứng thực hay có bất cứ nhu cầu nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây: 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *