Ngày 24/2/2014 Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số 1122/QĐ-UBND, cho phép Văn phòng thừa phát lại Hai Bà Trưng thành lập và đi vào hoạt động. Văn phòng thừa phát lại quận Hai Bà Trưng -Thành phố Hà Nội được đặt địa chỉ ở đâu? Phạm vi hoạt động của VP là gì? Qua bài viết này thì Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ cung cấp thông tin của văn phòng thừa phát lại Quận Hai Bà Trưng cho quý bạn đọc được biết.

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ thật giả khi mua bán nhà đất.

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại
  • Nghị quyết 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại do Quốc hội ban hành

Văn phòng thừa phát lại Hai Bà Trưng được chính thức đi vào hoạt động vào tháng 04/2014 hoạt động trên phạm vị toàn thành phố Hà Nội. Trưởng Văn phòng: Cao Anh Thúy và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nghiệp vụ trong lĩnh vực này. Họ đều được đào tạo bài bản, trải qua nhiều bài kiểm tra gắt gao trước khi trở thành nhân viên chính thức của VP. Đơn vị này cam kết luôn mang đến những văn bản/giấy tờ có độ chính xác cao, thời gian làm việc nhanh chóng và mức giá hợp lý nhất.

Chức năng, nhiệm vụ của VP thừa phát lại Hai Bà Trưng:

Lập vi bằng theo yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân:

Vi bằng ghi nhận các hành vi, sự kiện liên quan đến các bên tham gia giao dịch như:

  • Mua bán, trao đổi, cho tặng, thuê, mượn, chia tách, sáp nhập, tranh chấp, thế chấp, giải tỏa, đền bù, xây dựng, thừa kế, kê biên, niêm phong việc chiếm giữ trái phép đối với tài sản, nhà, đất..;
  • Ghi nhận thỏa thuận về tài sản hình thành trước, trong và sau khi ly hôn, thỏa thuận về quyền lợi của các thành viên trong gia đình về di sản thừa thừa kế; ghi nhận việc bị vu khống, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng, xâm phạm quyền tự do, quyền riêng tư của cá nhân…;
  • Ghi nhận các dấu hiệu vi phạm bản quyền, dấu hiệu hàng giả, hàng kém chất lượng, sai về quy cách, số lượng, vi phạm niêm phong, kiểm đếm hàng hóa; ghi nhận nội dung cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông, việc cản trở cổ đông thực hiện quyền cổ đông..;
  • Ghi nhận tài liệu, chứng cứ cho hoạt động luật sư, công chứng, thám tử, bảo vệ như: ghi nhận lời chứng, thu thập vật chứng, thu thập tài liệu, xác nhận tình trạng ngoại phạm…;
  • Ghi nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật…;
  • Phạm vi lập vi bằng còn ghi nhận liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. VD: Vi bằng mở cửa nhà ở, trụ sở, nhà kho, nhà xưởng để kiểm đếm… niêm phong tài sản..v..v… ghi nhận việc thu giữ tài sản giải quyết nợ xấu.
  • Và các sự kiện, hành vi khác trong đời sống xã hội.
Xem thêm:  Thông tin địa chỉ Công ty Luật 24H

Tống đạt văn bản

 Xác minh điều kiện thi hành án                                                 

  • Tống đạt văn bản, tài liệu của Tòa án, Cơ quan Thi hành án Dân sự.
  • Tống đạt văn bản yêu cầu thực hiện một nghĩa vụ dân sự của tổ chức, cá nhân, VD: yêu cầu trả nợ, yêu cầu trả nhà cho thuê, yêu cầu chấm dứt/hoặc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh …

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu ký hợp đồng, Văn phòng có tiến hành xác minh điều kiện thi hành án trong phạm vi toàn quốc, kết quả xác minh là căn cứ để tổ chức thi hành án.

Tổ chức Thi hành án, quyết định của Tòa án

Đối với các bản án đã được xét xử tại tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

>>>Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật

Quy trình thành lập văn phòng thừa phát lại Hai Bà Trưng:

Bước 1: Phải nộp hồ sơ ở tại Sở tư pháp của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi mà thực hiện thí điểm các chế định thừa phát lại để trình lên UBND của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi mà thực hiện thí điểm các chế định thừa phát lại. Hồ sơ để nộp ở Sở tư pháp gồm các tài liệu như sau: Có đơn đề nghị việc thành lập nên văn phòng; Có đề án về thành lập văn phòng thừa phát lại và trong đó phải nêu rõ được sự cần thiết khi thành lập; có dự kiến tổ chức và có tên gọi; có bộ máy giúp việc và trong đó phải nêu rõ số lượng, chức danh, nêu rõ trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị  của họ; có địa điểm mà đặt trụ sở và có các điều kiện vật chất, kế hoạch triển khai thực hiện; Các tài liệu để chứng minh việc đủ điều kiện mở văn phòng; Có bản sao hợp lệ của quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại.

Bước 2: Thời hạn quy định là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì Sở tư pháp phải thẩm định và trình lên UBND của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi mà thực hiện thí điểm các chế định thừa phát lại; UBND sẽ tiến hành xem xét và ra quyết định cho phép thành lập nên văn phòng thừa phát lại; Nếu như từ chối việc thành lập nên văn phòng thì phải có thông báo bằng văn bản và trong đó có nêu rõ lý do từ chối; Và người bị từ chối bởi quyết định của UBND có thể khiếu nại theo quy định pháp luật. Lưu ý về tiêu chuẩn để có thể được bổ nhiệm thừa phát lại: Phải là công dân Việt Nam và có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; Phải là người không có tiền án; Đã thực hiện công tác trong ngành pháp luật với thời gian trên 5 năm hoặc đã từng là thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên; đã từng là chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên từ bậc trung cấp trở lên; Có chứng chỉ đã hoàn thành lớp tập huấn về thừa phát lại được cấp bởi bộ tư pháp; Và không được thực hiện kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư và những công việc theo các quy định pháp luật.

Xem thêm:  Giao dịch trung gian là gì? Có những hình thức nào?

Địa chỉ: 4-A11 Đầm Trấu, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

>>> Xem thêm: Danh sách Văn phòng công chứng gần nhất

Trên đây là tư vấn của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ về vấn đề: Thông tin địa chỉ văn phòng thừa phát lại Hai Bà Trưng- thành phố Hà Nội. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khóa tìm kiếm:

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ uy tín, nhanh chóng

>>> Kiểm tra nhà đất có nằm trong quy hoạch không?

>>> Sao y bản chính là gì?

>>> Thủ tục lập di chúc tại Hà Nội

>>> Những điểm cần lưu ý khi chia di sản thừa kế

>>> Công ty dịch thuật uy tín tại Hà Nội

>>> Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho đất cần những giấy tờ gì?.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *