Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp với các loại hình kinh doanh khác nhau. Do sự đơn giản hóa thủ tục thành lập nên ngày nay, số lượng các doanh nghiệp ở Việt Nam đã gia tăng đột biến, bất chấp khủng hoảng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, kể cả những chủ doanh nghiệp uy tín cũng không hoàn toàn hiểu rõ được bản chất của doanh nghiệp. Vậy, doanh nghiệp là gì? Bản chất của doanh nghiệp là gì? Bài viết sau đây của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp ở Việt Nam.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phí công chứng xe máy là bao nhiêu và cách tính lệ phí trước bạ.

1. Tìm hiểu về doanh nghiệp

1.1. Doanh nghiệp là gì

Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

1.2. Đặc điểm doanh nghiệp

  • Được thành lập và đăng kí kinh doanh theo thủ tục pháp lÍ nhất định. Hiện tại, tuỳ thuộc tính chất của mỗi loại chủ thể kinh doanh mà pháp luật quy định thủ tục thành lập và đăng kí kinh doanh riêng;
  • Được thửa nhận là thực thể pháp lí; có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật. Doanh nghiệp được tham gia vào tất cả các quan hệ trong giao lưu dân sự cũng như các quan hệ tố tụng;
  • Chức năng, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là kinh doanh. Doanh nghiệp được thực hiện các hoạt động kinh doanh như sản xuất, mua bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhằm mục tiêu thu lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế – xã hội.
  • Nơi có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp là phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh.

2. Các loại hình doanh nghiệp

Dựa theo quy định của pháp luật tại Điều 1 Luật Doanh nghiệp 2020 thì ở nước ta hiện tại có 04 loại hình doanh nghiệp phổ biến sau:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

2.1. Doanh nghiệp tư nhân:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Về chủ thể, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ.

Chủ DNTN phải là cá nhân, đã đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, mang quốc tịch việt nam hoặc nước ngoài.

Chủ DNTN không được đồng thời là chủ sở hữu của 2 DNTN, chủ DNTN không được là thành viên hợp danh của công ty hợp danh, không được là chủ sở hữu của hộ kinh doanh.

Về trách nhiệm tài sản, Chủ DNTN chịu trách nhiệm tài sản vô hạn đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Chi phí sang tên sổ đỏ đối với căn hộ chung cư ở Hà Nội.

2.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn:

Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm hai loại hình là Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên:

Xem thêm:  Thông tin địa chỉ UBND quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Về tư cách pháp lý, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty TNHH một thành viên không được phép phát hành cổ phiếu.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.

Về tư cách pháp lý, Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phép phát hành cổ phiếu.

Về chuyển nhượng vốn, thành viên của Công ty TNHH hai thành viên trở lên được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nhưng phải tuân theo những điều kiện, điều lệ nhất định của doanh nghiệp

>>> Có thể bạn quan tâm: Di chúc miệng có hiệu lực khi nào? Lưu ý khi di chúc miệng

2.3. Công ty cổ phần:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

Về tư cách pháp lý, Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Về vốn điều lệ, vốn của công ty cổ phần được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị của cổ phần hay còn gọi là mệnh giá cổ phần được quy định trong cổ phiếu.

Cổ đông góp vốn vào công ti bằng cách mua một hoặc nhiều cổ phần.

Cổ phần là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ, là quyền tài sản được thể hiện trên cổ phiếu.

Về chuyển nhượng cổ phần, thành viên của công ty cổ phần có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình nhưng phải tuân thủ theo điều lệ cũng như quy định của công ty và quy định pháp luật.

>>> Xem thêm: Công ty Luật TNHH Sao Việt hỗ trợ giải quyết tranh chấp, tố tụng hình sự

2.4. Công ty hợp danh:

1. Doanh nghiệp là gì – đối với công ty hợp danh, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

Xem thêm:  Thông tin địa chỉ Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hà Đông, thành phố Hà Nội

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Về tư cách pháp lý, Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Về thành viên:

  • Thành viên hợp danh là cá nhân, có ít nhất 02 người.
  • Thành viên góp vốn là tổ chức hoặc cá nhân, không giới hạn số lượng.

Về chuyển nhượng phần vốn góp, các thành viên hợp danh và góp vốn có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho các thành viên hợp danh và góp vốn còn lại trong công ty. Nếu chuyển nhượng cho người ngoài công ty thì phải được các thành viên còn lại đồng ý.

Như vậy, trên đây là thông tin cơ bản về: Doanh nghiệp là gì, bản chất của doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc liên quan đến những vấn đề về doanh nghiệp, công chứng, sổ đỏ,… quý bạn đọc có thể liên hệ để được hỗ trợ.

Mọi thông tin xin liên hệ:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khóa tìm kiếm:

>>> Công chứng ngoài trụ sở có đúng luật không?

>>> Thủ tục, giấy tờ công chứng hợp đồng mua bán nhà đất

>>> Văn phòng công chứng thành phố hồ chí Minh uy tín

>>> Những điểm cần lưu ý khi Công chứng hợp đồng mua bán xe

>>> hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu trong những trường hợp nào?

>>> Hướng dẫn cách kiểm tra tình trạng nhà đất đang có tranh chấp

>>> Lập di chúc và lưu trữ di chúc tại công chứng quận Hoàn kiếm ở đâu uy tín.

>>> Sao y bản chính là gì? Sao y bản chính có cần bản gốc không?

>>> Thời gian làm việc của các chi nhánh ngân hàng.

>>> Danh sách Văn phòng công chứng Hà Đông và lưu ý khi đi công chứng.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *