Trong thực tế, nhiều người nhầm lẫn thanh tra và kiểm tra thuế là hai khái niệm giống nhau nhưng không phải. Vậy, thanh tra và kiểm tra thuế có gì khác nhau? Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ cung cấp thông tin chi tiết trong bài viết này.

>>> Xem ngay: Mẹo kiểm tra sổ đỏ giả chính xác nhất để không “tiền mất, tật mang”

1. Thanh tra và kiểm tra thuế có gì khác nhau?

Thanh tra và kiểm tra thuế khác nhau ở những điểm cơ bản sau:

Tiêu chíThanh tra thuếKiểm tra thuế
Căn cứ pháp lý– Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14
– Quyết định 1404/QĐ-TCT
– Quyết định 2605/QĐ-TCT
– Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14
– Quyết định 970/QĐ-TCT
Phạm vi– Khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế
– Để giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế
– Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa
– Thanh tra người nộp thuế theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính
– Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền
– Kiểm tra từ hồ sơ thuế
– Kiểm tra với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật
– Kiểm tra hoàn thuế
– Kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề
– Kiểm tra theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền.
– Kiểm tra đối với người nộp thuế chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý.
– Kiểm tra đột xuất:
+ Kiểm tra theo đơn tố cáo;
+ Kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên;
+ Kiểm tra theo đề nghị của người nộp thuế (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý);
+ Kiểm tra trước hoàn thuế;Kiểm tra theo đề xuất sau khi kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế;
+ Các trường hợp kiểm tra đột xuất khác.
Mục đíchĐánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; xác minh và thu thập, phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuếNhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế
Thời gian– Tùy thuộc vào tính chất của mỗi cuộc thanh tra nhưng không quá 45 ngày làm việc đối với một cuộc thanh tra do Tổng cục Thuế tiến hành, không quá 30 ngày, làm việc đối với một cuộc thanh tra do Cục Thuế tiến hành
– Trường hợp cần thiết phải gia hạn thời gian thanh tra thì phải đảm bảo nguyên tắc:
+ Tổng thời gian thanh tra (gồm cả thời gian gia hạn) đối với cuộc thanh tra do Tổng cục Thuế tiến hành không quá 70 ngày làm việc.
+ Tổng thời gian thanh tra (gồm cả thời gian gia hạn) đối với cuộc thanh tra do Cục Thuế tiến hành không quá 45 ngày làm việc.
– Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế.
– Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế
Quy môCó quy mô rộng hơn, có thể sẽ thanh tra số liệu kế toán ghi trong Quyết định thanh tra và thanh tra những số liệu kế toán từ những đợt kiểm tra trướcChỉ kiểm tra số liệu kế toán trong kỳ kiểm tra ghi trong Quyết định kiểm tra đó
Cơ quan có thẩm quyềnTổng cục Thuế, Cục ThuếCục Thanh tra – Kiểm tra thuế, Vụ, Phòng, Đội được giao chức năng, nhiệm vụ kiểm tra thuế thuộc cơ quan thuế các cấp

>>> Tìm hiểu thêm: Cách đọc thông tin trên sổ đỏ chính xác nhất mà ai cũng nên biết!

Xem thêm:  Người thừa kế theo pháp luật có thể không là cá nhân không?

2. Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế

Bước 1: Chuẩn bị và quyết định thanh tra

– Tập hợp tài liệu và xác định nội dung thanh tra

Lãnh đạo Bộ phận thanh tra thu thập tài liệu, xác định nội dung cần thanh tra dựa trên thông tin và hồ sơ từ cơ quan thuế.

– Ban hành quyết định thanh tra

Lãnh đạo Bộ phận thanh tra thành lập đoàn thanh tra và ban hành quyết định thanh tra sau khi xác định nội dung.

– Thông báo công bố quyết định thanh tra

Trưởng đoàn thanh tra thông báo kế hoạch công bố quyết định thanh tra cho đại diện người nộp thuế.

Quy trình thanh tra và kiểm tra thuế

>>> Xem thêm: Công chứng văn bản thừa kế nhà đất ở đâu? Chuẩn bị những gì?

Bước 2: Tiến hành thanh tra

– Công bố Quyết định thanh tra thuế:

Trưởng đoàn thanh tra công bố quyết định thanh tra trước khi tiến hành cuộc thanh tra.

– Tiến hành thanh tra tại trụ sở người nộp thuế:

+ Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan:

Đoàn thanh tra yêu cầu người nộp thuế cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra.

Đối với thông tin đã nộp cho cơ quan thuế, đoàn thanh tra tra cứu tại cơ quan thuế.

+ Xem xét, đối chiếu số liệu:

Đoàn thanh tra xem xét, đối chiếu số liệu ghi chép trên tài liệu và các báo cáo kế toán để kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế.

Xem thêm:  Danh sách Các Trường THPT Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội tốt nhất

– Lập biên bản thanh tra:

Đoàn thanh tra lập dự thảo biên bản thanh tra dựa trên kết quả thanh tra.

Biên bản thanh tra phải được thảo luận thống nhất trong đoàn thanh tra và công bố công khai với người nộp thuế.

Lưu ý: Thanh tra phải tuân thủ các quy định của Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành của từng thời kỳ.

Quy trình kiểm tra thuế cũng tương tự như thanh tra thuế.

>>> Tìm hiểu thêm: Thực hiện thủ tục công chứng di chúc cần chú ý điều gì để tránh rủi ro?

Trên đây là nội dung về “Thanh tra và kiểm tra thuế có gì khác nhau?“. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Địa chỉ công ty dịch thuật uy tín, đảm bảo chất lượng tại Hà Nội

>>> Cách tìm đối tác kinh doanh hiệu quả và uy tín đem lại lợi nhuận cao

>>> Văn phòng công chứng ngoài trụ sở không tính thêm phí

>>> Phí công chứng hợp đồng uỷ quyền khi nào được miễn?

>>> Hộ gia đình bán đất có bắt buộc tất cả thành viên có mặt không?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *